Chạy bộ có làm to chân không?
Trinh Linh
Th 3 06/08/2019
5 phút đọc
Chạy bộ, ngoài việc nâng cao thành tích thể thao còn đem lại những tác động tích cực cho sức khỏe của các runners. Nhưng bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc rằng: Liệu chạy bộ có làm to chân không? Và trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Chạy bộ có làm to chân không? - Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn
Bạn đã tập chạy bộ để giảm cân và bước đầu thấy bản thân có vẻ trông gầy hơn. Nhưng, bạn lại lo lắng rằng nó sẽ có tác dụng ngược lại với đôi chân của bạn? Đây là một nghi ngờ phổ biến trong suy nghĩ của những người mới bắt đầu tham gia môn thể thao chạy bộ. Và thật không may, điều này có thể trở thành sự thật.
Vậy chạy bộ có làm cho chân của bạn to hơn không? Câu trả lời là cả có và không! Cụ thể, kết quả chủ yếu phụ thuộc vào loại bài tập mà bạn thường xuyên thực hiện, mức độ mạnh mẽ, sức bền của bạn và cả chế độ dinh dưỡng trong quá trình tập luyện.
Do đó, nếu bạn muốn tránh việc đôi chân của mình trở nên to hơn, hãy đọc tiếp những chia sẻ của chúng tôi để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng tránh việc chân to do chạy bộ.
Nguyên nhân khiến bạn bị to chân do chạy bộ
Loại bài tập chạy bộ
Có thể bạn chưa biết: Bản thân việc chạy đường dài có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng cơ. "Thủ phạm" chính là hormone cortisol.
Ngoài ra, những đoạn chạy nước rút cũng có nguy cơ khiến chân của bạn to ra. Bởi vì những vận động viên chạy nước rút sẽ cần một sự "bùng nổ" lớn khi thi đấu. Do đó, họ cần cơ bắp co giật nhanh, mà cơ bắp đã co giật nhanh thì tất yếu sẽ khiến bắp chân tăng kích cỡ.
Do di truyền
Yếu tố di truyền cũng sẽ ảnh hưởng đến cả hình dạng và kích thước của đôi chân của bạn. Một số người dễ dàng có cơ bắp hơn những người khác, và chạy sẽ kích thích điều này diễn ra nhanh hơn.
Cường độ luyện tập
Cường độ chạy cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Đây thực sự là vấn đề đã được khoa học chứng minh - cho dù bạn đang kích hoạt cơ co giật nhanh hay chậm.
Nếu bạn chọn khoảng cách chạy, đừng bắt đầu với một dặm lớn mà hãy chạy một cách từ từ. Ví dụ, hãy bắt đầu bằng cách chạy hai dặm và thêm một dặm mỗi tuần. Bằng cách này, bạn sẽ có nhiều khả năng làm thon chân hơn.
Còn về việc chạy nước rút, 4 lần chạy trong một buổi tập sẽ là vừa đủ (tối đa 100 m). Và khi sức bền và khả năng của bạn được tăng cường, lúc ấy hãy nghĩ đến chuyện tăng số dặm chạy.
Khoảng cách và thời gian chạy
Nếu bạn ngay lập tức chạy trong một thời gian dài (hơn 2 tiếng đồng hồ) và vượt qua hơn tám dặm cùng một lúc, bạn sẽ vô tình "xé" mô cơ, làm cho nó sưng lên và to hơn. Do đó, việc tập luyện quá sức có thể sẽ khiến cơ bắp của bạn phát triển nhanh chóng và khiến đôi chân của bạn trông cồng kềnh và kém thon thả.
Mặt khác, thời gian cũng là yếu tố cốt yếu. Vì cơ thể bạn bắt đầu đốt cháy chất béo chỉ sau khi nó làm cạn kiệt toàn bộ glycogen khoảng nửa giờ.
Ảnh hưởng của chế độ ăn uống
Bạn càng chạy với khối lượng nhiều, bạn càng mau cảm thấy đói. Tuy nhiên, bạn nên tránh một sai lầm phổ biến là nạp carbs trước hoặc sau khi tập luyện. Vì bạn sẽ tạo gánh nặng cho cơ thể bằng carbs. Do đó trước tiên cơ thể bạn sẽ cần đốt cháy chúng trước khi nó thực sự có thể bắt đầu đốt cháy chất béo.
Carbonhydrate có hại cho những người cố gắng giảm cân vì một lý do nữa: chúng làm tăng cảm giác thèm ăn. Bạn càng ăn chúng, bạn càng thèm chúng; nồng độ insulin của bạn tăng lên.
Qua những điều mà chúng tôi vừa thông tin đến bạn, chắc hẳn giới chạy bộ đã rút ra phương pháp để hạn chế nguy cơ chân bị to ra khi chạy bộ: chạy với thời gian, khoảng cách và tốc độ phù hợp với thể trạng; đồng thời cân bằng chế độ dinh dưỡng để có một thực đơn healthy hơn.