Uống rượu bia sau khi chạy bộ: Lợi bất cập hại!

Uống rượu bia sau khi chạy bộ: Lợi bất cập hại!

Đã từ lâu những buổi nhậu nhẹt trở thành một "truyền thống" không thể thiếu của các runner sau khi chạy bộ, đặc biệt là những dịp được tụ hội tại các giải chạy. Sử dụng rượu, bia ở liều lượng chừng mực là chất xúc tác tuyệt vời để các runner trên khắp cả nước giao lưu với nhau. Tuy nhiên, sử dụng rượu, bia quá nhiều, sai cách gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần cho các runner. 

1. Rượu bia ảnh hưởng đến chấn thương

Một trong những tác hại lớn nhất của rượu bia đối với người chạy là chấn thương gặp phải trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Rượu bia là chất làm giãn mạch máu. Về cơ bản, nó làm cho các mạch máu của bạn giãn ra và chuyển nhiều máu hơn đến vùng bị thương. Thông thương khi cảm thấy đau hoặc bị thương, những người tập luyện thể thao sẽ chườm đá lên vùng bị thương để làm dịu, hạn chế vết sưng.

Uống rượu bia sau khi chạy bộ

Tuy nhiên, rượu bia sẽ làm đảo ngược quá trình này bằng cách tăng lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng, từ đí làm tăng thời gian để vết thương được lành lại. Không những thếm rượu bia còn làm tăng nguy cơ chảy máu và sưng tấy xung quanh các chấn thương mô mềm, khiến thời gian hồi phục kéo dài hơn. Có lẽ bạn đã đôi lần cảm thấy người rã rời sau một buổi thi đấu thể thao tiếp nối với một chầu nhậu tới bến? Đó là lý do.

2. Rượu bia ảnh hưởng đến quá trình hồi phục 

Chúng ta biết rằng khi chạy bộ, đá bóng hay tập bộ môn thể thao nào đó, lượng mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn, đồng thời các cơ bắp trên cơ thể cũng phải vận động mạnh. Sự vận động mạnh này ít nhiều cũng gây tổn thương đến cơ bắp, và rút dần năng lượng, nhiên liệu tích trữ được có trong đây. Nếu sau khi tập hay chơi thể thao xong, bạn về nghỉ ngơi - lượng cơ bắp này sẽ tự hồi phục, "vá lấp" những lỗi tổn thương. 

Uống rượu bia sau khi chạy bộ

Tuy nhiên, sau khi đổ mồ hôi nhiều vì chơi thể thao, lượng nước và điện giải trong cơ thể sẽ sụt giảm mạnh. Lúc này, việc bạn đi "nhậu tới bến" sẽ khiến phần cơ đã mệt trở nên mỏi hơn. Hormone testosterone sẽ không phát huy được chức năng của mình và cũng giảm theo đó. Cơ thể sẽ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi rã rời.

Đồng thời, lượng cồn trong bia, rượu sẽ càng làm cơ thể thêm mất nước, đẩy cơ thể bị héo khô. Kết quả là bạn sẽ nhanh chóng gục ngã. Hậu quả trước mắt của thói quen này là cảm giác mệt mỏi, cơ bắp trở nên rã rời hơn. 

Về lâu dài, những tổn thương  chưa kịp phục hồi đã bị dồn ép thêm, cộng thêm sự mất năng lượng, mất nước... tất cả sẽ khiến bạn có cảm giác yếu, mệt hơn mà thôi.

3. Rượu bia ảnh hưởng đến cân nặng của các runner

Dễ thấy, một cốc bia có thể cung cấp đến 150 calo, một bữa nhậu chỉ cần từ 2-3 cốc bia đi kèm các món ăn, lượng calo hấp thụ có thể lên đến 300 - 700 calo. Điều này có thể vượt quá tổng lượng calo mỗi cần thiết mỗi ngày và gây tăng cân.

Khi thừa 7000 calo, bạn sẽ tăng 1kg. Đối với các runner đang trong quá trình giảm cân hoặc chạy bộ để giảm cân thì việc uống rượu bia cần được hạn chế đến mức đối đa. Đối với cầu thủ hay vận động viên, việc giữ cân nặng lý tưởng là điều sống còn để được ra sân và thi đấu. Tăng cân sẽ khiến họ nặng nề và không theo được các ý đồ chiến thuật của HLV.

4. Rượu bia ảnh hưởng đến tim mạch

Bệnh tim mạch đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Trong khi đó, đối với những người chạy bộ, tim mạch có vai trò vô cùng quan trọng. Cồn là chất độc và có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim. Do vậy khi một người uống rượu, tế bào cơ tim chết, và thay vào đó là mô xơ không có khả năng co bóp. Dần dần, các tế bào cơ tim bị thay thế bằng mô xơ không co bóp được, khiến tim yếu và không đủ khả năng tống máu đi nuôi cơ thể.

Uống rượu bia sau khi chạy bộ

Tồi tệ hơn, bạn có thể bị suy tim, biểu hiện khó thở, mệt mỏi, loạn nhịp tim, và phù chân. Tuy vậy tim bạn có khả năng tự sửa chữa và bù trừ tốt, nhưng nếu uống rượu thường xuyên, thì chính bạn đang làm tan nát trái tim mình.

Những cuộc chè chén say sưa cũng làm tăng khả năng cao huyết áp. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ lớn của đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

5. Uống nhiều rượu bia dẫn đến tình trạng loãng xương

Uống rượu thường xuyên gây loãng xương, làm xương mỏng, yếu và dễ gãy hơn, đồng thời cũng lâu liền hơn nếu bị gãy. Trong cơ thể luôn xảy ra quá trình hủy xương và tân tạo xương, có sự cân bằng nhất định giữa hai quá trình này. Cồn trong rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái tạo xương, ức chế sự tân tạo, do đó làm cán cân nghiêng về bên hủy xương. Uống rượu cũng là một một trong những yếu tố được dùng để đánh giá nguy cơ gãy xương.

Ngoài ra, những người thường uống rượu cũng hay bị sai lệch trong chế độ dinh dưỡng (có thể uống nhiều mà ăn ít, hoặc ăn nhiều một số loại đồ ăn khoái khẩu), nên góp phần làm xương yếu và dễ vỡ hơn.

6. Uống nhiều rượu bia tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Thường xuyên uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi. Thận lọc và thải chất độc ra khỏi dòng máu, rượu làm suy giảm khả năng thực hiện chức năng này của thận. Đồng thời uống nhiều rượu làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận.

Uống rượu bia sau khi chạy bộ

Chỉ cần một lần quá chén cũng có thể gây suy thận cấp, một tình trạng chức năng thận mất đột ngột, do lượng cồn trong máu tăng quá nhanh. Chức năng thận có thể phục hồi những cũng có thể để lại tổn thương mãi mãi.

7. Rượu bia gây giảm testosterone, tăng lượng mỡ, giảm cơ bắp

Chúng ta đều hiểu rằng testosterone là loại hormone có vai trò quan trọng trong việc giúp hình thành cơ bắp. Khi bạn sử dụng các loại đồ uống có cồn sẽ gây giảm sự tập trung của testosterone trong cơ thể, và hậu quả nó sẽ khiến cơ bắp của bạn teo đi. Đây là nguyên nhân chính phá hủy đi thành quả mà bạn đã dành thời gian, công sức để tập luyện. 

Mặt tốt của rượu bia

Như chúng ta đã biết, uống quá nhiều rượu bia có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống ở mức độ hợp lý có thể đem lại những lợi ích không ngờ. Mức độ hợp lý ở đây được coi là 148 ml rượu vang, 354 ml bia hoặc 44 ml rượu một ngày đối với phụ nữ và lượng này tăng lên gấp đôi đối với nam. Khi sử dụng ở mức độ đúng này, rượu bia sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, tốt cho tim mạch, cân bằng đường huyết, đẹp da...Tuy nhiên, nếu bạn tham gia một cuộc thi chạy thì tuyệt đối không nên dung nạp rượu bia ít nhất 24h trước đó và 24 sau đó.

Uống rượu bia sau khi chạy bộ

Tóm lại

WHO cho rằng việc uống bia rượu có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, xơ gan, viêm tụy, tim mạch, ung thư miệng, mũi, thanh quản, thực quản, đại tràng, gan và vú. Uống nhiều bia rượu còn làm suy giảm hệ miễn dịch… tóm lại, rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc tới 200 bệnh. Đấy là còn chưa kể “rượu vào lời ra”, làm tăng bạo lực, nạn tự tử và tai nạn.

Người thường không nên lạm dụng rượu bia và những loại đồ uống có cồn lại càng được xem là tối kỵ đối với người tập luyện thể dục thể thao. Bởi theo rất nhiều báo cáo, phân tích, rượu bia sẽ hủy hoại thể lực, bào mòn sức khỏe - những thứ quý nhất của một runner, một cầu thủ, một VĐV.

 

Đang xem: Uống rượu bia sau khi chạy bộ: Lợi bất cập hại!

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng