FREESHIP VỚI ĐƠN HÀNG TỪ 500K

Vén màn 8 dấu hiệu 'lạ' của cơ thể sau khi chạy bộ

Võ Thị Mỹ Tiên
CN 08/08/2021 5 phút đọc

Dưới đây là những triệu chứng "lạ" về thể chất, tinh thần và cảm xúc của cơ thể khi bạn chạy bộ, tập thể dục hay tập gym.

1. Cảm giác ngứa râm ran ở chân

Nếu bạn gặp hiện tượng này sau khi chạy bộ, đừng nên quá lo lắng nhé. Nguyên nhân của các cơn ngứa này không phải do mồ hôi hay vải mà là do lưu lượng máu tăng đột ngột.

Khi nhịp tim tăng và máu được bơm nhanh hơn, hàng triệu mao mạch trong các cơ của bạn đột ngột phình ra. Lúc này, một tín hiệu sẽ truyền đến não báo rằng cảm giác này thật khó chịu và não đáp lại bằng cảm giác ngứa. Tuy vậy, điều này không gây hại gì đến sức khỏe cả.

2. Cơ bắp co giật

Sự co giật hoặc co thắt cơ thường bắt nguồn từ sự kiệt sức hoặc mất cân bằng điện giải. Khi gặp trường hợp này bạn hãy nhớ cung cung cấp đủ nước cho cơ thể trong quá trình tập luyện.

Bạn nên uống nước lạnh, tuy nhiên sự lựa chọn tốt nhất mà các chuyên gia khuyến khích bạn nên sử dụng đó chính là các loại nước uống thể thao có chứa các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bỏ qua việc thực hiện các bài tập co giãn cơ sau khi tập.

Theo các chuyên gia, nếu các cơn co giật cơ kéo dài nhiều ngày, làm giật mình khi ngủ thì nên đi khám bác sĩ. Trong một số trường hợp, cơ giật cơ kèm theo cơn đau dữ dội thì có thể là dấu hiệu của rách hoặc căng cơ quá mức.

3. Xuất hiện hiện tượng tê ở bàn chân

Hiện tượng tê chân xảy ra khi bạn chạy bộ hoặc thực hiện các động tác nhảy. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ gây khó chịu một chút mà không ảnh hưởng nhiều tới quá trình tập luyện của bạn. Chúng sẽ hết khi bạn quen dần với việc luyện tập và runner cũng không nên mang vớ hoặc giày quá chật.

4. Runner quan hệ tình dục nhiều hơn

“Thể thao hay chạy bộ là một chất kích thích tình dục cho cả phụ nữ và nam giới”, PGS Tina Penhollow, khoa Khoa học thể thao thuộc ĐH Florida Atlantic nhận xét. Theo một cuộc khảo sát 1000 người của Brooks Running, 66% runner chạy bộ cho rằng họ có xu hướng quan hệ tình dục nhiều hơn khi chạy cùng với người yêu hay vợ chồng. 

Trong khi đó, theo nghiên cứu của ĐH Baylor (Mỹ), lượng testoterone của nam giới tăng cao trong khoảng 48 giờ kể từ sau các bài chạy và tập sức bền. 

5. Chảy nước mũi

Tiến sĩ Michael Ryan, chuyên ngành khoa học thể chất tại Đại học Fairmont State (Mỹ), cho biết, tập luyện thể thao có thể làm giãn hoặc co thắt các mạch máu trong xoang mũi, làm chảy nước mũi và nước mắt. Nếu tình trạng này diễn ra nghiêm trọng, khiến nước mũi chảy ra quá nhiều thì đó có thể là biểu hiện của dị ứng với tập thể dục.

Đây gọi là chứng viêm mũi dị ứng do tập thể dục gây ra. Các triệu chứng của nó rất giống với viêm mũi dị ứng theo mùa như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi. Các triệu chứng thường xảy ra khi tăng cường độ tập. Lúc ấy, các mạch máu có xu hướng co thắt nhiều hơn bình thường.

Để hạn chế những triệu chứng trên, người viêm mũi dị ứng do chạy bộ, tập thể dục cần chọn tránh những nơi ô nhiễm, khỏi bụi. Có thể sử dụng một số loại thuốc xịt mũi trước khi tập.

6. Cơ bắp co giật

Sự co giật hoặc co thắt cơ thường bắt nguồn từ sự kiệt sức hoặc mất cân bằng điện giải.

Giải pháp cho hiện tượng này là bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể trong quá trình tập luyện. Bạn nên uống nước lạnh, tuy nhiên sự lựa chọn tốt nhất mà các chuyên gia khuyến khích bạn nên sử dụng đó chính là các loại nước uống thể thao có chứa các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bỏ qua việc thực hiện các bài tập co giãn cơ sau khi tập.

7. Bị tiêu chảy

Ngay cả vận động viên chạy bộ cũng có thể bị tiêu chảy, đặc biệt là khi tập luyện trên một quãng đường dài. Trong quá trình tập thể dục, cơ thể của bạn dẫn máu đi từ ruột tới các cơ bắp hoạt động do đó có thể gây ra ra tiêu chảy. Mất nước và lo lắng trước khi tập luyện hay thi đấu có thể làm cho vấn đề trầm trọng thêm.

Để tránh bị tiêu chảy, bạn không tập luyện trong vòng 2 giờ sau khi ăn và hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất xơ và chất béo cao, caffein và chất làm ngọt nhân tạo. Uống nhiều chất lỏng trước, trong và sau khi tập thể dục. Bắt đầu luyện tập sau khi đi vệ sinh và đảm bảo rằng bạn có thể sử dụng nhà vệ sinh bất cứ lúc nào trong khi tập luyện.

8. Ngứa râm ran cả người

Khi chạy bộ, tim bơm nhiều máu đến các cơ quan hơn, từ đó làm giãn các tĩnh mạch và mao mạch trong cơ thể. Điều này kích thích các mút thần kinh và gây cảm giác ngứa ngáy.

Để khắc phục cho tình trạng này, bạn nên hãy tiếp tục chạy bộ, tập luyện thường xuyên, não bộ của bạn sẽ dần quen với tình trạng này và dừng phản ứng lại mỗi khi bạn tập luyện. Nếu bạn dừng việc luyện tập càng lâu, bạn sẽ càng cảm thấy ngứa ngáy khi bạn tập lại. Tuy nhiên, nếu như triệu chứng này khiến cơ thể bị nổi mề đay, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

 

 

 

Bóng chuyền bãi biển: Bí quyết để bạn trở thành tay đập 'cự phách'!

Bóng chuyền bãi biển: Bí quyết để bạn trở thành tay đập 'cự phách'!

Th 3 05/10/2021 6 phút đọc

Chắc hẳn bất kỳ ai khi chơi bóng chuyền bãi biển đều muốn bản thân thực hiện được nhiều cú đập ghi điểm với vận tốc như "tên lửa".... Đọc tiếp

5 cách tăng sức bật trong bóng chuyền bãi biển hiệu quả bạn nhất định phải thử!

5 cách tăng sức bật trong bóng chuyền bãi biển hiệu quả bạn nhất định phải thử!

Th 2 04/10/2021 7 phút đọc

Bóng chuyền bãi biển là môn thể thao đòi hỏi sức bền, thể lực và sức bật. Khả năng bật càng cao thì càng thuận lợi... Đọc tiếp

5 lỗi 'kinh điển' cần tránh khi chơi bóng chuyền bãi biển

5 lỗi 'kinh điển' cần tránh khi chơi bóng chuyền bãi biển

CN 03/10/2021 4 phút đọc

1. Không quan sát Đây chắc chắn là lỗi sai mà bất cứ người chơi nào cũng từng mắc phải khi chơi bóng chuyền bãi biển, đặc biệt là... Đọc tiếp

Chơi bóng chuyền bãi biển có phát triển chiều cao không? Sự thật bạn cần biết

Chơi bóng chuyền bãi biển có phát triển chiều cao không? Sự thật bạn cần biết

Th 7 02/10/2021 6 phút đọc

Sở hữu chiều cao vượt trội là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn, nhất là những người chơi bóng chuyền bãi biển. Bởi, khi... Đọc tiếp

Nội dung bài viết