5 'nỗi khổ' của người chơi bóng chuyền bãi biển!
Võ Thị Mỹ Tiên
CN 26/09/2021
4 phút đọc
Nếu bạn là người chơi bóng chuyền bãi biển thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ gặp ít nhất một trong bốn "nỗi khổ" dưới đây.
1. Đen da
Đen da chắc chắn là nổi khổ tâm lớn nhất của những người chơi bóng chuyền bãi biển cho dù bạn có thoa kem chống nắng tốt đến như thế nào.
Các trận đấu bóng chuyền bãi biển thường sẽ được tổ chức vào các khung giờ mà mặt trời có nhiều tia cực tím, đây là nguyên nhân khiến bạn bị đen da. Ngoài ra, việc thi đấu trong bộ trang phục ngắn khiến cho bạn tiếp xúc nhiều với các tia UV.
Không chỉ đen da, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời liên tục trong một thời gian dài có thể gây bỏng da và làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều tổn thương khác như lão hóa da, nám da, bong da và ung thư da.
Vì vậy, chống nắng khi chơi bóng chuyền bãi biển là việc làm không thể thiếu trước mỗi trận đấu. Hãy xác định đúng loại da của mình để lựa chọn loại kem chống nắng thích hợp. Kem chống nắng có chức năng chống nước là một sự lựa chọn hợp lý khi bạn chơi bóng chuyền bãi biển bởi nó sẽ hạn chế tình trạng mồ hôi hay nước biển làm trôi đi lớp kem chống nắng trước đó.
Bạn hãy chọn các loại kem chống nắng có thành phần chống cả tia UVA và UVB, có từ (+++) trở lên. Ngoài ra, nếu không bắt buộc thi đấu, bạn hãy chọn thời gian tập luyện hạn chế giờ cao điểm nhất có thể. Bên cạnh đó, sử dụng găng tay chống nắng xỏ ngón cũng là một biện pháp hiệu quả giúp chúng ta bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.
2. Không để móng tay dài
Bóng chuyền bãi biển là môn thể thao đòi hỏi sự vận động của phần tay khá nhiều từ đỡ bóng, đập bóng, chuyền bóng... đều phải sử dụng phần cổ tay và ngón tay. Vì vậy mà việc để móng tay khi chơi bóng chuyền bãi biển là một điều quá xa xỉ.
Nếu móng tay quá dài, bạn sẽ dễ bị gãy trong quá trình thi đấu. Ngoài ra, móng tay dài có thể khiến bạn gặp chấn thương bong gân ngón tay hoặc nặng hơn là gãy xương ngón tay nếu bạn thực hiện đón một pha bóng với lực đập mạnh.
Để hạn chế tránh chấn thương khi thi đấu đặc biệt là các chấn thương như ngón lật cổ tay nên sử dụng băng ngón tay, bạn nên dùng băng, quấn và dán chặt các đầu ngón tay. Đây là phụ kiện hữu ích cho những người chơi bóng để tránh những thương tổn không đáng có.
3. Cát lọt vào trong quần áo
Một trong những "nỗi khổ" của tất cả người chơi bóng chuyền bãi biển chắc hẳn là việc cát lọt vào trong quần áo. Khi chơi bóng chuyền bãi biển, người chơi sẽ chơi trên nền cát. Vì vậy, khó tránh khỏi cát lọt vào trong quần áo gây khó chịu. Thêm vào đó thời tiết nắng nóng khiến bạn sẽ đổ mồ hơi nhiều hơn, lượng cát dính vào người càng gây khó chịu hơn.
Cũng vì thế mà các vận động viên khi thi đấu tại các giải bóng chuyền bãi biển chuyên nghiệp đều lựa chọn bikni là trang phục thi đấu.
“VĐV được phép đeo ống tay dài, mặc áo ba lỗ hoặc quần ngắn. Tuy nhiên, nhiều VĐV nói rằng họ thích những trang phục 2 mảnh hơn vì cát sẽ bớt dính vào người. Đối với họ, đấy là loại trang phục dành riêng cho môn bóng chuyền chứ không phải bộ đồ để bơi hay phải hợp thời trang”, VĐV bóng chuyền bãi biển Kate Calabro nói về lý do cầu thủ nữ hiện vẫn thường mặc bikini khi chơi bóng chuyền bãi biển.
4. Bầm tím người
Cái tên cuối cùng loạt vào bảng danh sách những "nỗi khỗ" khi chơi bóng chuyền bãi biển là bị bầm tím người. Khi chơi bóng chuyền, người chơi sẽ khó tránh khỏi pha "bay lượn" để đỡ những đường bóng từ đối thủ. Điều này khiến cho cơ thể bị bầm tím do tụ máu đông, đặc biệt là vùng tay nơi thực hiện các cú đập bóng, đỡ bóng với một lực rất mạnh khiến vùng động mạch bị chèn ép.
Những vết bầm tím này thường không gây nguy hại tới sức khỏe của người chơi và có thể tự tan sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, những vết bầm tím này sẽ gây đau đớn và ảnh hưởng tới quá trình luyện tập và thi đấu của bạn. Để giảm nhanh các triệu chứng sưng đau bởi những vết bầm tím do chơi bóng chuyền bãi biển gây nên, bạn có thể áp dụng một số cách như chườm đá, chườm ấm, sử dụng băng gạc băng vết bầm...